Tài nguyên mới
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 75
Năm 2024 : 12.755
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường mầm non Tư Mại thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú “Vì bữa ăn chất lượng cho trẻ”

     Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ. Trong thời gian vừa qua trường mầm non Tư Mại luôn chú trọng quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại các bếp ăn bán trú của nhà trường. Bữa ăn của trẻ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu mà còn đảm bảo ATTP, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về trí lực và thể lực.
     Công tác vệ sinh ATTP luôn được nhà trường thực hiện đúng theo quy định nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho bữa ăn của trẻ tại trường. Nhà trường đã lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, có địa chỉ rõ ràng và thực hiện ký hợp đồng cam kết trách nhiệm đầy đủ. Tên các nhà cung cấp thực phẩm được công khai để các bậc phụ huynh cùng giám sát với nhà trường. Hằng ngày, các nhân viên đều thực hiện nghiêm túc việc ghi sổ khi tiếp nhận thực phẩm. Bếp ăn của trường được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP; nhân viên cấp dưỡng cũng thường xuyên được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định”.
     Để trẻ phát triển toàn diện, ngoài việc đảm bảo vệ sinh ATTP thì cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ qua bữa ăn hằng ngày. Thực đơn bữa ăn cho học sinh được nhà trường thay đổi theo ngày, tuần và theo mùa. Nhà trường luôn lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng để cung cấp cho bữa ăn của trẻ. Việc chế biến thực phẩm cũng được nhà trường tuân thủ theo đúng nguyên tắc một chiều. Ngoài ra, hằng ngày nhà trường đều thực hiện lưu mẫu thức ăn trong 24 giờ để chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm”.
Nhà trường đã triển khai thực hiện nội quy bếp ăn, phân công trách nhiệm cụ thể cho nhân viên cấp dưỡng.
     Triển khai giám sát từng đối tượng cụ thể việc thực hiện “Pháp lệnh VSATTP”, “ 10 nguyên tắc vàng” trong chế biến thực phẩm” và “biện pháp để thực phẩm an toàn hơn”.
Đầu tư đồ dùng dụng cụ, thiết bị bếp ăn đảm bảo an toàn và phương tiện phòng chống cháy nổ.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát bếp ăn như: Vệ sinh bếp, nguồn nước sử dụng, đồ dùng, dụng cụ chế biến thức ăn, đựng thức ăn và đồ dùng cho trẻ ăn. (như: Khâu lựa chọn thực phẩm, khâu chế biến thực phẩm, chế biến trẻ ăn và thực phẩm vệ sinh cá nhân của trẻ.
- Nhà trường xây dựng vườn rau sạch cho bé để cung cấp nguồn rau sạch cho bếp ăn của nhà trường.

                                                     Các cô giáo chăm sóc vườn rau sạch để chuẩn bị bước vào năm học mới
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các nội dung chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
Hàng tháng các lớp thường tổ chức các buổi trải nghiệm của trẻ để từ đó các cô hiểu được tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 

                                                                                        Bé trải nghiệm cắm hoa

- Đối với nhân viên cấp dưỡng:
Được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm.
Được đào tạo về kỹ thuật nấu ăn. Tập huấn bồi dưỡng nấu ăn hằng năm.
Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp 1 chiều. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, không đeo nữ trang khi chế biến thực phẩm.
          Thực hiện đúng “các qui định đối với nhân viên nhà bếp”
Thường xuyên lưu mẫu thức ăn và ghi chép sổ theo qui định
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm trước khi giao, nhận thực phẩm.
- Đối với GV:
Thường xuyên vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi, chăn màn chiếu gối…
Hướng dẫn trẻ  cách vệ sinh và giám sát việc thực hiện vệ sinh của trẻ.

                                                                               Hình ảnh trẻ thực hiện các hoạt động vệ sinh

Hướng dẫn trẻ không sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân.
GV phục vụ bán trú đều có trang phục riêng, đeo khẩu trang và sử dụng dụng cụ chia thức ăn cho trẻ đảm bảo VS.
Thực hiện đúng công tác thi chi bán trú, hồ sơ sổ sách ghi chép đầy đủ rỏ ràng không tẩy xóa.
- Đối với trẻ: 100% trẻ được trang bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân.
Trẻ biết rửa tay đúng quy trình, VS cá nhân dưới vòi nước sạch bằng xà phòng.
Ăn uống từ tốn, không nhặt thức ăn rơi vãi để ăn, không dùng tay bốc thức ăn, không ăn quà vặt ở lớp…
Trẻ được uống nước sôi để nguội, được ăn thức ăn ngay sau khi chế biến, nơi trẻ ăn đảm bảo sạch sẽ.
- Đối với phụ huynh:
Tuyên truyền kiến thức VSATTP trong các buổi họp phụ huynh, góc tuyên truyền…
 Phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em thực hiện VSATTP.
- Tổ chức bữa ăn: 
Trẻ được ăn đủ lượng, đủ chất, thức ăn được chế biến hợp khẩu vị trẻ và đảm bảo VSATTP.
Nước uống đảm bảo vệ sinh. 
Trẻ có thói quen vệ sinh ăn uống, có hành vi ăn uống văn minh, không kiêng khem vô lý, trẻ ăn hết xuất.
Sử dụng đồ dùng để cho trẻ ăn, uống bằng inox và được vệ sinh thường xuyên.
Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cho trẻ khi ăn như khăn trãi bàn, khăn lau tay, dụng cụ chứa thức ăn thừa …
Bố trí chổ trẻ ăn phù hợp, đảm bảo sạch sẽ , thoáng mát, đủ chỗ ngồi.
Để phòng ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng ngộ độc thực phẩm, giúp trẻ phát triển toàn diện, song song với việc đầu tư cơ sở vật chất bếp ăn luôn tăng cường công tác kiểm tra đột xuất với những bếp ăn trong trường học, từ đó kịp thời tuyên truyền, nhắc nhở và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các bếp vi phạm, đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường./.

                                                                                                                                                                                                                        Lưu Thị Trang
                                                                                                                                                                                              Trường MN Tư Mại


 


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan